Nước nhiễm chì là gì? Dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách xử lý nước nhiễm chì

Chì là nguyên tố hóa học có hại cho cơ thể con người vì nó gây ra một số căn bệnh nghuy hiểm như ung thư. Chì lại là loại vật chất có sẵn trong cấu tạo của vỏ trái đất gây ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất và nguồn nước. Vì vậy việc nhận biết và xử lý ô nhiễm chì là bài toán cấp thiết để giẩm hệ lụy đến sức khỏe con người và động vật. Trong bài viết này Đà Thành Lợi sẽ chia sẻ với các bạn thế nào là nước nhiễm chì? đấu hiệu nhận biết, tác hại và cách sử lý nước nhiễm chì đơn giản nhất.

Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là nuồn nước có hàm lượng nguyên tố Pb vượt quá giới hạn 0.015 mg/ lít theo quy định của tổ chức bảo vệ môi trường Hoa kỳ. Trong thực tế, có rất nhiều nhà khoa học cho rằng với hàm lượng như trên vẫn còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người . Hàm lượng chì trong nước cần nhỏ hơn 0.01 g/l để an toàn hơn cho người và động vật.

Nước bị nhiễm chì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người
Nước bị nhiễm chì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người

Chì là một kim loại nặng độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và các loài động vật. Tác hại của nước nhiễm chì tương đương với arsen (As), gây tổn hại cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương và gây rối loạn não bộ.

Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm chì

Nước nhiễm chì thường không có màu, mùi hoặc vị đặc trưng, vì vậy rất khó nhận biết bằng các giác quan thông thường. Điều này có nghĩa rằng bạn không thể ngửi, nếm, hoặc quan sát để nhận biết ra nước bị nhiễm chì được. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và tình huống có thể gợi ý rằng nguồn nước của bạn có thể bị nhiễm chì:

Ống nước cũ: Nếu nhà bạn có hệ thống ống dẫn nước bằng chì hoặc hàn chì, đặc biệt là trong các ngôi nhà xây dựng trước những năm 1980, nguy cơ nhiễm chì cao hơn.

Nước bị đục hoặc có cặn: Dù không đặc trưng cho nhiễm chì, nước đục hoặc có cặn có thể chỉ ra rằng hệ thống ống nước đang bị ăn mòn, có thể giải phóng chì vào nước.

Sức khỏe bị ảnh hưởng: Các triệu chứng sức khỏe liên quan đến nhiễm chì có thể bao gồm đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, chậm phát triển ở trẻ em, vấn đề về hành vi và học tập. Nếu có nhiều người trong gia đình có những triệu chứng này, có thể nước uống bị nhiễm chì.

Cách chắc chắn nhất để xác định nước nhiễm chì hay không là sử dụng bộ kit kiểm tra hoặc nhờ cơ quan chuyên môn kiểm tra mẫu nước nhà bạn.

Nguyên nhân làm nước bị nhiễm chì

Nước có thể bị nhiễm chì do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến các yếu tố cơ sở hạ tầng và môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Hệ thống ống dẫn nước cũ

Trước những năm 1980, các ống dẫn nước bằng chì được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Khi các ống này bị ăn mòn hoặc hỏng hóc, chì có thể xâm nhập vào nước. Các mối hàn chì được sử dụng trong hệ thống ống nước cũng là một nguồn tiềm tàng gây ran guy cơ nước nhiễm chì.

Nhiễm chì do ăn mòn đường ống dẫn nước

Nước có độ pH thấp hoặc nước mềm (ít khoáng chất) có thể ăn mòn đường ống, giải phóng chì vào nước. Sự ăn mòn có thể xảy ra trong các đường ống dẫn nước công cộng hoặc trong các đường ống dẫn nước trong gia đình.

Ô nhiễm chì từ môi trường

Chì từ nước thải, khí thải công nghiệp, giao thông hoặc các bãi rác chứa chất thải nguy hại có thể lắng đọng trong đất và xâm nhập vào nguồn nước ngầm hoặc nước bề mặt. Một số hóa chất nông nghiệp chứa chì có thể gây ô nhiễm nước qua quá trình rửa trôi từ cánh đồng ruộng.

Nước thải công nghiệp không được xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao
Nước thải công nghiệp không được xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao

Sự cố và rủi ro từ hệ thống cấp nước

Các sự cố như rò rỉ hoặc vỡ đường ống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm chì khi một lượng đất đá hoặc các vaath chất khác chứa chì cuốn vào đường ống nước.

Nhiễm chì từ các nguồn thiết bị sử dụng nước

Một số thiết bị và vật liệu gia dụng như vòi nước, bình chứa nước có thể chứa chì và gây nhiễm chì nếu sử dụng trong thời gian dài. Nước tái sử dụng từ các hệ thống không đảm bảo an toàn có thể chứa chì và gây ô nhiễm khi được sử dụng lại.

Những tác hại của nước nhiễm chì đến sức khỏe con người

Sử dụng nước nhiễm chì có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài. Dưới đây là một số tác hại chính:

Đối với trẻ em

Chì có thể gây ra sự chậm phát triển trí tuệ, giảm chỉ số IQ và các vấn đề về học tập. Chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, gây chậm lớn và giảm trọng lượng cơ thể. Trẻ em tiếp xúc với chì có thể gặp các vấn đề về hành vi, tăng tính hiếu động, và khó kiểm soát cảm xúc.

Đối với người lớn

Hệ thần kinh: Tiếp xúc lâu dài với chì có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.

Hệ tim mạch: Chì có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hệ thận: Chì có thể gây tổn thương thận, làm giảm chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận.

Hệ sinh sản: Chì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, gây vô sinh hoặc sảy thai.

Đối với phụ nữ mang thai

  • Phát triển thai nhi: Chì có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển và các vấn đề về thần kinh.
  • Sảy thai và sinh non: Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chì có nguy cơ cao hơn về sảy thai và sinh non.

Đối với người cao tuổi

  • Hệ xương: Chì có thể tích tụ trong xương, gây loãng xương và các vấn đề về xương khớp.
  • Chức năng nhận thức: Chì có thể làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và các rối loạn nhận thức khác ở người cao tuổi.

Các tác động sức khỏe khác

  • Hệ tiêu hóa: Chì có thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón.
  • Hệ miễn dịch: Chì có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng và các bệnh lý khác.

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước nhiễm chì

  • Kiểm tra và lọc nước: sử dụng các bộ lọc nước chuyên dụng để loại bỏ chì.
  • Thay thế ống dẫn nước cũ: sử dụng các vật liệu an toàn hơn như nhựa PVC hoặc HDPE.
  • Giảm thiểu tiếp xúc với chì: tránh sử dụng các sản phẩm có nguy cơ chứa chì, chẳng hạn như đồ dùng nấu nướng, sơn hoặc đồ chơi không đảm bảo an toàn.

Cách xử lý nước nhiễm chì đơn giản, hiệu quả

Dùng máy lọc nước đầu nguồn Đà Thành Lợi

Máy lọc nước tổng đầu nguồn của Đà Thành Lợi được thiết kế chuyên biệt để xử lý các tạp chất hữu cơ và vô cơ trong nước. Ngoài khả năng loại bỏ phèn, các rong rêu và chất bẩn hòa tan máy còn có khả năng xử lý chì và các kim loại nặng hiệu quả. Đây là giải pháp tốt giúp các gia đình Việt có nguồn nước sạch, an toàn dùng để sinh hoạt và nấu ăn hàng ngày.

Máy lọc nước đầu nguồn xử lý nước nhiễm chì, nhiễm kim loại nặng do Đà Thành Lợi sản xuất
Máy lọc nước đầu nguồn xử lý nước nhiễm chì, nhiễm kim loại nặng do Đà Thành Lợi sản xuất

Các bạn có thể tham khảo máy lọc nước đầu nguồn của Đà Thành Lợi tại đây : https://dathanhloi.vn/danh-muc-san-pham/bo-loc-nuoc-tong-dau-nguon-sinh-hoat/

Dùng máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO được xem là giải pháp loại bỏ kim loại nặng cũng như chì hiệu quả. Với kích thước khe hở màng lọc cực nhỏ nó không chỉ lọc bỏ kim loại và các hợp chất hòa tan trong nước mà còn có khả năng diệt các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trong nguồn nước. Nước sau khi lọc qua máy lọc RO có thể dùng để uống trực tiếp an toàn.

Máy lọc nước RO công suất 50l/h do Đà Thành Lợi sản xuất
Máy lọc nước RO công suất 50l/h do Đà Thành Lợi sản xuất

Trên đây là một số chia sẽ của chúng tôi về nguồn nước nhiễm chì và phương pháp xử lý nước nhiễm chì. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được các bạn đọc ít nhiều. Nếu có bất cứ câu hỏi nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua : 0907.91.8080 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907918080
Chat ngay