Trên thế giới hiện nay có nhiều công nghệ lọc nước khác nhau tuy nhiên công nghệ lọc Ro là công nghệ phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới, đây là công nghệ hiện đại và hiệu quả tốt nhất trong tất cả các công nghệ lọc nước hiện có.Hom nay chúng ta sẽ cùng Đà Thành Lợi tìm hiểu về công nghệ lọc tuyệt vời này nhé.
Công nghệ lọc nước RO là gì?
Công nghệ lọc nước RO hay còn gọi là công nghệ lọc thẩm thấu ngược (Tiếng Anh gọi là Reverse Osmosis) đây là phương pháp lọc nước sử dụng màng lọc thẩm thấu để loại bỏ mọi phân tử có kích thước lớn hơn phân tử của nước (H2O), nước sẽ được đẩy qua màng lọc nhờ áp lực thẩm thấu ( Nhờ áp xuất của nguồn nước), màng lọc thẩm thấu sẽ giữ lại tất cả các tạp chất bẩn bao gồm tạp chất có trong nước như phèn, clo dư,tạp chất hữu cơ,tạp chất vô cơ, hóa chất độc hại, vi rút vi khuẩn,…tất cả sẽ được đưa ra khỏi màng lọc qua đường nước thải làm cho nước sau lọc chỉ là nước tinh khiết 100%.Nguồn nước sau khi lọc bạn có thể sử dụng để uống trực tiếp mà không cần phải qua bất cứ phương pháp xử lý nước nào khác cũng như không cần phải đun sôi.
Các ứng dụng của công nghệ RO
Chính vì có những ưu điểm vượt trội như trên nên công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO đã được áp dụng rất nhiều trong các giải pháp xử lý nước khác nhau. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số ứng dụng mà công nghệ lọc nước RO thường được áp dụng rất hiệu quả :
Công nghệ lọc nước uống đóng chai
Công nghệ lọc Ro đã được áp dụng rất nhiều trong tất cả các công nghệ nước uống đóng chai tinh khiết mà bạn thường thấy trên thị trường.
Đà Thành Lợi đã chuyển giao nhiều dây chuyền lọc nước đóng bình đóng chai với công nghệ lọc RO tiên tiến góp phần đưa nước sạch tớ mọi gia đình.
>Một số công trình lọc nước RO Đà Thành Lợi đã xây dựng tại đây
Trong hệ thống lọc của công nghệ lọc nước đóng chai tinh khiết sẽ bao gồm các thiết bị:
– Cấp lọc thô: Loại bỏ tất cả các tạp chất có trong nước
– Cấp lọc kim loại : Loại bỏ các kim loại nặng trong nước như sắt ,mangan, Asen ….
– Cấp lọc cation làm mềm nước : loại bỏ canxi trong nước
– Cấp lọc RO: Đây là cấp lọc quan trọng ,tại cấp lọc này, nước sẽ được thẩm thấu qua màng lọc RO và tất cả các chất bẩn còn lại sẽ bị loại bỏ qua đường nước thải cùng với xác của vi rút và vi khuẩn
– Thiết bị tiệt trùng sát khuẩn : Sau khi nước đã được lọc sạch bởi 4 cấp lọc trên, bộ đèn tia cực tím sẽ có nhiệm vụ là tiêu diệt tất cả các vi khuẩn và vi rút có trong nước
Tùy vào từng hệ thống lọc của từng thương hiệu sản xuất khác nhau mà hệ thống này sẽ được bổ sung thêm một số hệ thống lõi lọc khác nữa, bạn có thể xem thêm ở mục cấu tạo của lõi lọc máy lọc nước.
Công nghệ rửa xe
Chắc bạn đang nghĩ rửa xe thì cần gì phải dùng đến nước tinh khiết phải không nào? Đừng vội, chắc chắn bạn sẽ thấy sự tuyệt vời của nước tinh khiết trong quá trình rửa xe của các cửa hàng rửa xe lớn.
Sở dĩ nước tinh khiết có thể rửa xe sạch và sáng bóng hơn là vì trong nước tinh khiết không có chứa các tạp chất bẩn, các kim loại nặng cũng như các loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến màu sắc của xe. Bạn sẽ thấy xe thường sáng bóng lâu hơn khi sử dụng nước tinh khiết để rửa.
Một điều bạn cần chú ý đó là: Nước tinh khiết thường sử dụng ở cuối cùng vì chi phí để tạo ra nước tinh khiết là khá cao, sẽ khá lãng phí và không cần thiết nếu phải sử dụng trong toàn bộ quá trình rửa xe.
Công nghiệp thực phẩm
Bạn có biết rằng sữa bột mà mình sử dụng được sản xuất như thế nào không?
Đó là sự ứng dụng của công nghệ RO trong việc loại bỏ H2O khỏi sữa
Thông thường, chi phí để sản xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm ở vấn đề xử lý nhiệt sẽ là khá cao, với công nghệ RO thẩm thấu ngược, chi phí sản xuất đã được giảm thiểu một cách đáng kể, thời gian để hoàn thành quá trình sản xuất cũng nhanh chóng hơn rất nhiều.
Không chỉ sữa, các danh mục sản phẩm như nước uống trái cây (nước cam, nước ép cà chua,…) cũng được ứng dụng khá nhiều.
Trong ngành rượu vang cũng không phải là ngoại lệ, việc ứng dụng công nghệ này có thể làm giảm đi chi phí sản xuất đến 50%.
Quá trình này được ứng dụng dựa trên nguyên lý là: loại bỏ nước khỏi các thực phẩm công nghiệp để giảm thiểu quá trình sử dụng nhiệt để làm bay hơi nước (sử dụng nhiệt sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như năng lượng).
Công nghệ khử trùng diệt khuẩn
Có thể nói, thẩm thấu ngược là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi nước, giúp nguồn nước an toàn một cách tuyệt đối khi sử dụng để uống. Tuy nhiên, việc sử dụng màng lọc thẩm thấu trong một thời gian dài sẽ khiến cho trình trạng tái nhiễm khuẩn ở màng lọc, gây tắc màng lọc giảm đi hiệu quả loại bỏ vi khuẩn của màng lọc.
Thật may là hệ thống thẩm thấu ngược có thể thải nước thải ra ngoài để làm sạch lõi lọc nhưng không phải là hoàn toàn.
Chính vì vậy, rất nhiều công nghệ khác được áp dụng chung với quá trình thẩm thấu ngược để nâng cao hiệu quả của quá trình thẩm thấu ngược, điển hình là công nghệ khử trùng bằng đèn tia cực tím diệt khuẩn, công nghệ này sẽ tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn nên trình trạng tái nhiễm khuẩn sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể.
Đây có thể nói là công nghệ lọc nước tốt nhất nên được áp dụng rất nhiều trong các loại máy lọc nước, điểm hình là dòng thương hiệu máy lọc nước Pucomtech và một số dòng thương hiệu máy lọc nước khác.
Xử lý nước biển (loại bỏ phân tử muối)
Các khu vực không có nước mặt, nước ngầm có thể chọn để khử muối trong nước biển hoặc nước lợ để có được nước ngọt. Thẩm thấu ngược là phương pháp phổ biến nhất của khử muối, mặc dù 85% của nước khử muối được sản xuất ở nhiều nhà máy chưng cất. Thẩm thấu ngược và nhà máy khử muối chưng cất được sử dụng trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia. Yêu cầu năng lượng của các nhà máy khử muối rất lớn, nhưng điện có thể được sản xuất tương đối rẻ với trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực. Các nhà máy khử muối thường nằm liền kề với các nhà máy điện, nhằm giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải và tận dụng lượng nhiệt thải sử dụng trong quá trình khử muối chưng cất, làm giảm lượng năng lượng cần thiết để khử muối trong nước và cung cấp nước giải nhiệt máy. Khử muối trong nước biển là một quá trình khử muối bằng màng thẩm thấu ngược đã được sử dụng thương mại kể từ đầu những năm 1970. Sử dụng thực tế đầu tiên của nó đã được chứng minh bởi Sidney Loeb và Srinivasa Sourirajan từ UCLA tại Coalinga, California. Bởi không sử dụng nhiệt, nên yêu cầu năng lượng thấp hơn khi so sánh với các phương pháp khác của khử muối, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các hình thức cung cấp nước khác nếu nước không nhiễm mặn. Hệ thống khử muối điển hình bao gồm các thành phần sau:
Tiền xử lý –> Bơm áp lực cao –> Hệ thống màng lọc –> Hóa chất bảo quản màng và điều chỉnh pH –> Khử trùng –> Nước uống.
Tiền xử lý rất quan trọng để bảo vệ màng RO và lọc nano (NF) siêu lọc(UF). Loại bỏ chất rắn: Các chất rắn trong nước phải được loại bỏ làm giảm nguy cơ thiệt hại cho các thành phần máy bơm áp lực cao. Cột lọc tinh: các bộ lọc polypropylene được sử dụng để loại bỏ các hạt từ 1-5 đường kính micromet. Các chất oxy hóa diệt vi sinh vật, chẳng hạn như Clo, Javen có thể phá hủy màng RO, NF, UF. Sử dụng các chất bảo vệ màng như chất ức chế biofouling, không tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chỉ đơn giản là ngăn không cho chúng phát triển thành các mảng trên bề mặt thành màng. Điều chỉnh pH: điều chỉnh pH ở giới hạn thích hợp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất màng. Máy bơm cung cấp áp lực cần thiết để đẩy nước qua màng RO, áp lực bơm cần thiết thể hiện qua tổng lượng muối khoáng hòa tan. Áp lực tiêu biểu cho nước lợ khoảng từ 225 đến 375 psi (15,5-26 bar, hoặc 1,6-2,6 MPa). Trong trường hợp của nước biển, dao động trong khoảng từ 800 đến 1.180 psi (55 đến 81,5 bar hoặc 6-8 MPa). Điều này đòi hỏi một các bơm chuyên dụng có áp lực cao. Các vách màng phải đủ vững để chịu được áp lực của máy bơm. Màng RO được thực hiện trong một loạt các kết cấu màng, với hai cấu tạo phổ biến nhất là xoắn ốc và sợi rỗng.